Tìm kiếm

Hãy để những người thân yêu giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi

Rất nhiều phụ nữ bên cạnh bạn (bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, họ hàng) có thể đã mắc phải căn bệnh ung thư vú. Dường như căn bệnh này luôn luôn tồn tại xung quanh bạn, được nhắc đến hàng ngày hàng giờ trên báo đài, trên truyền hình.

Bạn có thể cảm thấy rất hoang mang lo sợ khi nhận được kết quả chẩn đoán mắc ung thư vú sau khi chụp nhũ ảnh hoặc các xét nghiệm khác. Nếu bạn đã mắc, bạn sẽ sợ hãi có thể ngày nào đó bệnh sẽ tái phát và cướp đi mạng sống của bạn.

Mặc dù những điều này có thể luôn hiện diện xung quanh bạn, nhưng không có nghĩa là bạn sẽ mắc ung thư vú. Nếu bạn đã mắc ung thư vú, điều đó không có nghĩa là căn bệnh sẽ tái phát. Tuy nhiên, những lo ngại về một bệnh mà bạn nghe về và thấy xung quanh bạn tương đối thường xuyên là một điều bình thường và bạn có thể đãcó kinh nghiệm cho mình hoặc thông qua một người thân yêu.

Bạn không nên để nỗi sợ hãi xâm chiếm vào tâm trí. Nỗi lo sợ của bệnh nhân ungthư vú không giống như bất kỳ căn bệnh nào khác – nhà tâm lý học và các chuyên gia đồng ý về điều đó. Nỗi sợ hãi có thể có nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào giai đoạn bệnh của bạn và những hiểu biết của bạn về căn bệnh. Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra cách bạn có thể kiểm soát nỗi sợ hãi, do đó bạn có thể tập trung vào việc sống một cuộc sống hạnh phúc và khỏe mạnh.

1/ Khi bạn bắt đầu thu thập thông tin để đưa ra quyết định, làm quen với những người trong đội ngũ bác sỹ chữa trị cho bạn và cố gắng hết sức để có thể gặp riêng từng người. Bạn sẽ tìm ra ai là người thân thiện nhất, những người có thể trả lời những câu hỏi, nhữngngười sẵn sàng giúp bạn khi bạn cần nhất.

2/ Thường xuyên liên lạc với một bác sĩ,người cóthể trả lời những câu hỏi của bạn vànghiêmtúc quan tâm đến bệnh tình của bạn,người cung cấp cho bạn nhiều thông tin có íchvà làm bạn cảm thấy thoải mái bấtcứ khi nào có những thắc mắc cần giải đáp.

3/Tìm hiểu những gì có thể xảy đến với bạn từ các xét nghiệm, thủ tục và phương pháp điều trị. Giảm thiểu bất ngờ.

4/ Lập kế hoạch với bác sĩ của bạn về cách để nhận được kết quả xét nghiệm một cách nhanh chóng. Nếu có thể, hãy cố gắng sắp xếp các cuộc xét nghiệm vào đầu tuần, do đó bạn không phải chờ đợi hơn một ngày cuối tuần dài.

5/ Tìm một trung tâm chụp nhũ ảnh, nơi bác sĩ có thể đưa cho bạn kết quả trước khi về nhà, vì vậy bạn không cần phải chờ đợi một lá thư hoặc một cuộc gọi từ bác sĩ.

6/ Khi bạn biết bạn sẽ có một tuần đầy thử thách (sắp tới kì chụp nhũ ảnh hoặc một đợt hóa trị liệu), bạn nên bỏ qua những kế hoạch làm việc căng thẳng (ví dụ: cân bằng sổ sách, nấu bữa tối cho 20 người, hoặc một cuộc họp quan trọng tại nơi làm việc). Hãy tìm kiếm những sự giúp đỡ từ bên ngoài – bạn bè, phim, yoga, cầu nguyện – để giúp bạn vượt qua nó.

7/ Nếu mọi người cố gắng kể cho bạn biết những câu chuyện về những người khác đấu tranh với bệnh ung thư, ngăn chặn chúng ngay lập tức và nói: “Tôi chỉ nghe những câu chuyện với kết thúc có hậu!”

8/ Nếu có lúc nào đó bạn cảm thấy khó khăn, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về vai trò của các loại thuốc có thể giúp giảm bớt lo âu, trầm cảm, hoặc khó ngủ.

9/ Tham gia một nhóm bệnh nhân ung thư vú thường xuyên có liên lạc với nhau. Đây có thể là một nhóm hỗ trợ hoặc diễn đàn giao lưu trực tuyến – một nơi để chia sẻ kinh nghiệm về bệnh của bạn một cách cởi mở với những người quan tâm. Làm bất cứ điều gì làm cho bạn cảm thấy mình là một người đang dần vượt khỏi bệnh ung thư vú.

10/ Làm việc để cảm thấy về cuộc sống của bạn có ý nghĩa hơn. Tìm kiếm kinh nghiệm nâng cao đời sống, chấp nhận chính bản thân bạn là ai, và dành thời gian với những người hiểu được bạn đã chọn đối phó với căn bệnh này như thế nào.

~ Nguồn: www.breastcancer.org~