Theo Trung tâm Nghiên cứu Ung bướu Thế giới (IARC), ung thư vú là bệnh phổ biến và có tỉ lệ tử vong cao nhất trong số các dạng bệnh ung thư ở phụ nữ.
Đề cập về căn bệnh này, Tạp chí Nghiên cứu Ung thư (RFC) của Mỹ vừa cập nhật một số khám phá mới giúp mọi người phòng tránh và ngăn ngừa căn bệnh nan y nói trên.
1. Ung thư vú (Breast cancer) từng được các bác sĩ ở Ai Cập cổ đại phát hiện cách đây trên 3.500 năm, được miêu tả là căn bệnh có khối u ở vú và không chữa được.
Năm 400 trước Công nguyên, Hippocrates mô tả ung thư vú là một dịch bệnh gây nên bởi mật đen hoặc do chứng u uất (melancholia), và được ông đặt tên là karkinos, nghĩa là “con cua”, bởi khối u ung thư vú gây nên bởi sự mất cân bằng của bốn loại dịch trong cơ thể, nhất là dư thừa mật, bác sĩ người Pháp Jean Astruc (1684 – 1766) đã nấu chín một ít mô ung thư vú và một lát thịt bò, sau đó nhai cả hai và phát hiện thấy khối ung thư vú không hề chứa mật hoặc axit.
2. Bệnh nhân ung thư vú trẻ tuổi nhất thế giới sống sót sau phẫu thuật là Aleisha Hunter Ontario người Canada, khi mới 3 tuổi. Aleisha đã trải qua một cuộc giải phẫu cắt bỏ vú thành công năm 2010.
Trung bình, mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 1,2 triệu ca ung thư vú được phát hiện, 75% rơi vào nhóm phụ nữ trên 50.
3. Ung thư vú là căn bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ Mỹ sau ung thư da và xếp vào hàng thứ hai chỉ sau ung thư phổi về tử vong do ung thư ở phụ nữ.
Ung thư vú thường xảy ra ở vú trái nhiều hơn vú phải, và đến nay khoa học vẫn chưa rõ lí về điều này.
4. Tỉ lệ mắc ung thư vú ở các nước công nghiệp phát triển thuộc diện cao nhất, điều này có thể hiểu ngầm nhóm người giàu có tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú cao hơn nhóm người có thu nhập thấp.
5. Tại Mỹ, trung bình mỗi ngày có 112 phụ nữ chết vì ung thư vú hay 15 phút lại có 1 ca tử vong vì ung thư vú. Mỹ là quốc gia có tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú cao nhất thế giới, hiện có khoảng 2,5 triệu người ung thư vú sống sót.
6. Ca phẫu thuật cắt bỏ vú vì ung thư đầu tiên diễn ra năm 548 cho một bệnh nhân có tên Theodora, Nữ hoàng Byzantine.
7. Chỉ có 5 – 10% ung thư vú xảy ra ở phụ nữ có yếu tố di truyền, tuy nhiên, nếu mang đột biến gen thì cứ 5 người có 4 bị ung thư vú và ung thư buồng trứng cũng tăng với tỉ lệ thấp hơn 5/2.
8. Phụ nữ da trắng có tỉ lệ mắc ung thư vú cao hơn so với phụ nữ Mỹ gốc Phi. Tuy nhiên, phụ nữ Mỹ gốc Phi lại có tỉ lệ chết vì bệnh ung thư vú cao hơn so với phụ nữ da trắng.
Hiện nay, cứ 3.000 phụ nữ mang thai hoặc cho con bú thì có 1 người bị ung thư vú. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng một khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú thai kì thì cơ hội sống thấp hơn so với nhóm không mang thai. Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên cần nên chiếu chụp vú mỗi năm từ 1 – 2 lần.
9. Trong khi ung thư vú ở phụ nữ khá phổ biến thì ở nam giới lại rất hiếm, chiếm 1% tỉ lệ ung thư.
Ví dụ tại Mỹ, có khoảng 400 đàn ông chết vì ung thư vú mỗi năm, nhất là nhóm người Mỹ gốc Phi.
Các nguy cơ ung thư vú của nam giới gồm tuổi tác, đột biến gen BRCA, hội chứng Klinerfelter, rối loạn tinh hoàn, tiền sử gia đình, mắc bệnh gan nặng, tiếp xúc với bức xạ, được điều trị với loại thuốc liên quan đến estrogen và mắc chứng béo phì.
Nguy cơ ung thư vú tăng lên khi phụ nữ đã được sử dụng liệu pháp thay thế hoóc môn (HRT) trên 5 năm.
(ảnh minh họa)
10. Cứ 40 phụ nữ thuộc tộc người Ashkenazi (Pháp, Đức, Đông Âu) và Do Thái thì có 1 mang gen BRCA1 và BRCA2 (gen gây ung thư vú) so với 1/ 500 – 800 ở dân số chung của toàn thế giới.
11. Nguy cơ ung thư vú tăng lên khi phụ nữ đã được sử dụng liệu pháp thay thế hoóc môn (HRT) trên 5 năm, nhất là trường hợp dùng cả estrogen lẫn progesterone kết hợp với nhau.
Riêng nhóm người đã cắt tử cung và đang dùng thuốc chỉ có chứa estrogen thì rủi ro thấp hơn.
12. Khối u có nhiều khả năng ác tính nếu cứng, và có hình dạng không đều, trong khi đó các khối u lành tính lại có hình dạng tròn hoặc mềm. Tuy nhiên, muốn có kết luận chính xác thì phải đi khám và làm các xét nghiệm cần thiết.
13. Ung thư vú thường được gọi là bệnh của “nữ tu sĩ” (Nun’s disease) vì tỉ lệ ở nhóm các nữ tu hành lại cao nhất, điều này khoa học vẫn chưa giải thích được.
14. Nuôi con bằng sữa mẹ liên tục được xem là giải pháp giảm ung thư vú tốt nhất hiện nay.
15. Không tìm thấy rủi ro tăng ung thư của thủ thuật cấy ghép nâng ngực. Tuy nhiên, Cơ quan Quản lý Thực – Dược phẩm Mỹ (FDA) gần đây đã phát hiện thấy việc cấy ghép nâng ngực có thể liên quan đến căn bệnh có tên là ALCL (anaplastic large cell lymphoma). ALCL không phải là ung thư vú, nhưng lại tạo nang bao quanh vật liệu cấy ghép.
16. Các dạng phổ biến nhất của ung thư vú (70%) bắt nguồn từ các ống dẫn sữa có trong vú và được gọi là ung thư biểu bì ống động mạch.
Một dạng ít phổ biến hơn (15%) là ung thư biểu bì thùy (lobular carcinoma), hoặc ung thư bắt nguồn từ các tiểu thùy. Ngoài ra còn có các loại bệnh lạ khác như ung thư tủy, bệnh Paget, ung thư thể ống…
17. Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ (AJCN) cho biết, phụ nữ sử dụng vitamin tổng hợp (multivitamins) có rủi ro mắc bệnh ung thư vú cao.
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện thấy quả lựu có tác dụng ngừa ung thư vú rất tốt nhờ hợp chất có tên là ellagitannins, có tác dụng làm giảm quá trình sản xuất estrogen để cung cấp nhiên liệu cho khối u vú phát triển.
18. Trung bình, cứ trên 100 ngày một tế bào ung thư lại phát triển kích thước gấp đôi. Nghiên cứu cho thấy cô đơn và căng thẳng là thủ phạm làm gia tăng các khối ung thư vú rất mạnh.
19. Theo nghiên cứu, phụ nữ thuận tay trái là nhóm dễ bị bệnh ung thư vú bởi những người này có mức phơi nhiễm cao với một số hoóc môn steroid ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ.
20. Cho đến nay khoa học hiện đại vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư vú, nhưng ngay từ thời xa xưa, người ta đã tình nghi đến rất nhiều yếu tố, trong đó có cả việc sao nhãng tình dục làm cho cơ quan sinh sản không làm tốt được chức năng của mình, hiện tượng thường thấy là gây teo vú và có khối u trong ngực.
Ngoài ra còn có các yếu tố khác như stress, trầm cảm, ức chế… lối sống tĩnh tại, ít vận động và béo phì cũng là nguyên nhân tiềm ẩn làm gia tăng căn bệnh này.
Nguồn : Eva.vn