Là người sáng lập BCNV nhận chẩn đoán mắc ung thư vú giai đoạn 4 sau lễ ăn hỏi ít ngày. Trên cơ thể chị không có triệu chứng gì đặc biệt, ngoài triệu chứng sưng nhẹ ở giữa cẳng tay và đã mất rất nhiều thời gian đi khám ở nhiều bệnh viện mới có chẩn đoán chính xác. Là một giảng viên đại học giảng dạy về báo chí, có khả năng đọc được các văn bản bằng tiếng Anh nhưng khi mắc bệnh, Thương hoang mang vô cùng vì không có đủ thông tin để giúp bản thân ra quyết định một cách đúng đắn trong quá trình điều trị.
Chị cũng nhận ra một cộng đồng hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam âm thầm, chịu đựng, đơn độc… chiến đấu với ung thư vú. Họ mặc cảm, tự ti về bản thân trong và sau quá trình điều trị với nhiều nỗi niềm, đau khổ… không biết bày tỏ, chia sẻ cùng ai. Với khát khao cháy bỏng dùng chuyên môn, khả năng của bản thân cũng như phần thời gian còn lại, Thương muốn chia sẻ các thông tin tới những người cùng cảnh ngộ để giúp họ bớt đau đớn và cải thiện phần nào chất lượng sống của họ. Nếu phụ nữ được giáo dục để phát hiện sớm căn bệnh, họ không phải điều trị cả đời, không tốn kém về chi phí và có thể quay trở lại cuộc sống bình thường. Còn nếu để phát hiện bệnh trễ muộn ở giai đoạn sớm, trong bối cảnh Việt Nam sẽ làm giảm thời gian sống và chất lượng sống của người bệnh rõ rệt.

Ý tưởng thành lập dự án Mạng lưới ung thư vú Việt Nam bắt đầu sau khi cô trải qua cuộc phẫu thuật, điều trị ung thư vú giai đoạn 4 tại Australia. Đặc biệt, động lực đó càng mạnh mẽ hơn khi Thương tiếp nhận các hỗ trợ xã hội của hệ thống y tế ở đất nước này. Cũng từ đây, Thương biết rằng, BCNV do cô thành lập có một đường hướng sáng rõ hơn, tập trung hơn vào việc giải quyết vấn đề phụ nữ với ung thư vú.

Ý tưởng thành lập dự án Mạng lưới ung thư vú Việt Nam bắt đầu sau khi cô trải qua cuộc phẫu thuật, điều trị ung thư vú giai đoạn 4 tại Australia. Đặc biệt, động lực đó càng mạnh mẽ hơn khi Thương tiếp nhận các hỗ trợ xã hội của hệ thống y tế ở đất nước này. Cũng từ đây, Thương biết rằng, NAVI DECOM do cô thành lập có một đường hướng sáng rõ hơn, tập trung hơn vào việc giải quyết vấn đề phụ nữ với ung thư vú.

Thương Sobey sinh ngày 18/7/1982 tại một ngôi làng nhỏ, trong một gia đình nông dân ở Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). Từng tốt nghiệp khoa Báo chí và Truyền thông của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2004.

Chị luôn có một niềm tin sắt đá rằng, các ứng dụng của truyền thông hoàn toàn có thể tham gia giải quyết các vấn đề xã hội một cách hiệu quả đặc biệt là tham gia vào quá phát triển bền vững xã hội. Chị là người  thành lập nhóm thiện nguyện Vòng tay yêu thương năm 2006, tổ chức và thực hiện hàng loạt chiến dịch gây quỹ, chiến dịch truyền thông hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư ở hầu hết các bệnh viện lớn tại Hà Nội; hỗ trợ cho trẻ em nghèo hiếu học ở các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa; giảm kỳ thị xã hội đối với phụ nữ và trẻ em có HIV, trẻ em khuyết tật… trong suốt nhiều năm trời.

Một số thành tích tiêu biểu:

– 1 trong 10 Gương mặt Phụ nữ Thủ đô Tiêu biểu 2013
– Khen thưởng của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội về việc hoàn thành xuất sắc việc biên giảng bài giảng điện tử 2012

– Học bổng  chương trình thạc sĩ toàn phần chính phủ Úc (2009-2011)
– “Giải thưởng tôn vinh những đóng góp tích cực cho phát triển xã hội bền vững” của VGAC và Đại sứ quán Australia 2014
– Đại diện Việt Nam tham dự “Hội nghị lãnh đạo Ung thư thế giới do UICC – Hiệp hội Ung thư thế giới tổ chức tại Melbourne, Australia 12/2014.

“Tài sản mà tôi luôn mang theo và luôn luôn sở hữu đó là tình yêu mà tôi giành được từ trái tim và tâm hồn của người khác và là thái độ sống lạc quan trong mọi hoàn cảnh trớ trêu. Sẽ mang theo ngay cả khi chết đi rồi. “ – Thương Sobey

 

Đồng sáng lập và Điều hành Mạng lưới ung thư vú Việt Nam – Breast Cancer Network Vietnam (BCNV) đang triển khai hàng loạt dự án cho người ung thư vú.

Tốt nghiệp khoa Luật (Trường ĐH Đà Lạt), khi Nguyễn Thủy Tiên đang làm trợ lý giám đốc của một khách sạn Pháp. Khi chị gái Tiên bị ung thư vú, cả gia đình cô chao đảo, Tiên bỏ tất cả ra Hà Nội chăm sóc chị. “Trước khi phát hiện bệnh của chị, tôi đang sống, học tập tại Đà Lạt. Gia đình không có khả năng chu cấp nên tôi vừa đi học, vừa đi làm. Tôi mê thành phố Đà Lạt vì cuộc sống và con người hiền hòa. Tôi quyết định sẽ lập nghiệp nơi đây, mua nhà cửa, đưa bố mẹ vào sống cùng. Kết quả xét nghiệm của chị Thương đã thay đổi không chỉ cuộc đời chị tôi mà cả cuộc đời tôi. Tôi đã quên đi Đà Lạt, quên đi ý định lập nghiệp, xây dựng cuộc sống ở đó”, Thủy Tiên nghẹn ngào.

Những ngày cùng chị gái chiến đấu lại căn bệnh quái ác, Tiên không khỏi hoang mang khi cả gia đình cô thiếu thông tin và phải vất vả tìm hiểu từng giai đoạn chữa trị. Từ việc tìm kiếm thông tin giúp chị và những bệnh nhân khác cùng cảnh ngộ, Tiên nhận ra chưa có tổ chức nào đứng ra hỗ trợ bệnh nhân ung thư vú. Bằng sự nỗ lực, 2 chị em Thương Sobey và Thủy Tiên đã sáng lập và điều hành dự án “Mạng lưới ung thư vú ở Việt Nam”.

Trải qua những giai đoạn khó khăn dồn dập tới, qua hơn hai năm chiến đấu để giành giật sự sống và bình thản để chấn nhận cho sự ra đi của người thân yêu nhất, Thủy Tiên nhận ra được những giá trị tích cực khi ung thư vú gõ cửa gia đình mình, để biết trân trọng những giây phút sống hằng ngày và hiểu sâu sắc hơn về giá trị của con người.

Đến nay, khi mạng lưới đang phát triển mạnh sau 3 năm sáng lập, Thủy Tiên phần nào cảm thấy tự hào bởi những gì cô đem lại cho người bệnh mắc ung thư vú đó là một tinh thần lạc quan với cuộc sống.

Những nỗ lực không mệt mỏi của cô gái Nguyễn Thủy Tiên trong hoạt động vì bệnh nhân ung thư vú đã đưa cô đến với nhiều giải thưởng trong đó có:

– Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2015

– Giải thưởng phát triển vì khối phát triển bền vững chung của khu vực Asian T8/ 2016.

– Top 30 gương mặt trẻ dưới 30 tuổi nổi bật của Việt Nam năm 2016 (30 Under 30) do Forbes bình chọn 2016

– Giải thưởng tình nguyện Quốc gia 2014

– Gương mặt trẻ triển vọng 2014

Hiện chị đang học chương trình Thạc sĩ về phát triển theo học bổng chính phủ Úc để có thể tiếp tục dẫn dắt Mạng lưới hoạt động chuyên nghiệp và bền vững hơn nữa.

Thương & Tiên in the Media

"Cuốn sách đáng đọc với tất cả những người đang sống nhưng mắc kẹt với chính mình và như đã “chết” từ rất lâu, chỉ tồn tại và đợi đến ngày được chôn! Vì lẽ đó, “Sống lần thứ hai” là lời nhắc nhở chúng ta sống sao cho trọn vẹn trong kiếp người

“Sống lần thứ hai” là cuốn sách cần phải đọc cho không chỉ những người đang thấy mình mắc kẹt với một căn bệnh không thuốc chữa và đang đi rất nhanh về phía cái chết. Cuốn sách đáng đọc với cả những người vẫn còn đang sống, nhưng thực ra đang mắc kẹt với chính mình và đã “chết” từ rất lâu, chỉ tồn tại và đợi đến ngày được chôn! Vì lẽ đó, “Sống lần thứ hai” là lời nhắc nhở chúng ta sống sao cho trọn vẹn trong kiếp người ngắn ngủi này.