Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) không còn là một thuật ngữ mới đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam; mặc dù nó được sử dụng thường xuyên, mọi người vẫn có xu hướng nhầm CSR với Từ Thiện hay Thiện Nguyện (Charity và Philanthropy). CSR không chỉ khác với hai khái niệm trên mà nó còn mang lại nhiều giá trị hơn cho các công ty khi được áp dụng với kế hoạch đúng đắn và tỷ lệ đầu tư hợp lý.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) không còn là một thuật ngữ mới đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam; mặc dù nó được sử dụng thường xuyên, mọi người vẫn có xu hướng nhầm CSR với Từ Thiện hay Thiện Nguyện (Charity và Philanthropy). CSR không chỉ khác với hai khái niệm trên mà nó còn mang lại nhiều giá trị hơn cho các công ty khi được áp dụng với kế hoạch đúng đắn và tỷ lệ đầu tư hợp lý.
Kế hoạch CSR có thể mang lại cho một doanh nghiệp khả năng cạnh tranh cao hơn so với những đơn vị khác có sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự. Người ta tin rằng người tiêu dùng đánh giá cao những tác động tích cực của các doanh nghiệp đối với cộng đồng thông qua kế hoạch CSR cụ thể. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm tới 25% để mua sản phẩm / dịch vụ từ một công ty đạo đức kinh doanh cao hơn và họ sẽ chọn mua hàng hóa được làm ra bởi những người có hoàn cảnh khó khăn mặc dù có thể có giá cao hơn. Nếu được truyền thông một cách có hiệu quả, môi trường làm việc thân thiện cho người khuyết tật hoặc đảm bảo quyền bình đẳng cho cộng đồng LGBTI+ cũng có thể làm nâng cao giá trị cạnh tranh của công ty. Ví dụ, chiến dịch “Không thử nghiệm mỹ phẩm trên động vật” của The Bodyshop đã nâng cao nhận thức cho cộng đồng và cũng giúp họ giành chiến thắng trước các đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
CSR tạo ra vòng tròn của những tác động tích cực để tất cả mọi người đều cảm thấy giá trị của mình trong đó.
Trong khi nhiều công ty phải chi rất nhiều tiền cho việc xây dựng thương hiệu, còn có một cách khác để thương hiệu tỏa sáng với mức đầu tư thấp hơn, đó chính là làm CSR. Tiger Bia đã bắt đầu một chương trình hợp tác toàn cầu trong vòng sáu năm với Quỹ Worldwide For Nature Fund (WWF), bắt đầu với khoản quyên góp 1 triệu USD hàng năm để hỗ trợ cho tổ chức nỗ lực bảo tồn loài hổ. Slogan của họ “Bạn có thể tưởng tượng một thế giới không có hổ không?” đã rất thành công. Đó là một trong những ví dụ điển hình về việc các doanh nghiệp có thể vừa đầu tư vào thương hiệu của mình mà vẫn tạo ra tác động tốt cho cộng đồng cùng một lúc.
Khi công tác CSR được thực hiện tốt, không chỉ khiến cho khách hàng trở thành “người hâm mộ” của doanh nghiệp mà nhân viên và đối tác của bạn cũng có khả năng trở thành đại sứ thương hiệu. Tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên cũng có xu hướng thấp hơn trong các công ty coi trọng sự liêm chính và môi trường hơn lợi nhuận. Như tất cả chúng ta đều biết rằng các doanh nghiệp có thể tiết kiệm rất nhiều tiền mà vẫn duy trì được chất lượng dịch vụ cao khi họ có sự cam kết và gắn bó của nhân viên. Cuối cùng, khi CSR tạo ra một vòng tròn của những tác động tích cực để tất cả mọi người đều cảm thấy giá trị của mình trong đó.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục làm từ thiện theo những cách rất cơ bản mà không có bất kỳ kế hoạch chiến lược nào, thay vào đó họ hành động theo cảm tính và có thể dẫn đến tác dụng phụ tiêu cực đến môi trường tự nhiên hoặc người thụ hưởng. Một hoạt động từ thiện phổ biến là mang thực phẩm trong các hộp nhựa tặng cho người nghèo trên đường phố hoặc trong bệnh viện. Việc làm đó có thể giúp đỡ những người nghèo tức thì, nhưng lại thải ra một lượng lớn rác thải nhựa rất có hại cho môi trường. Một chiến lược CSR chỉn chu có thể tránh được những sai lầm kiểu này và tiền được đầu tư để tạo ra các tác động tích cực hơn cho cộng đồng.
Rất thường xuyên, từ thiện hay công tác thiện nguyện bị coi là một chi phí của các doanh nghiệp. Do đó, việc cắt giảm ngân sách từ thiện là cách thức đầu tiên để giảm chi phí. Do sự hiểu lầm phổ biến này, CSR cũng bị đối xử bất công trong giai đoạn khó khăn. Với những lợi ích đã nêu ở trên, thiết nghĩ, CSR nên cần được xem như một khoản đầu tư hơn là một khoản chi phí. “Mọi người đều cần được yêu thương và không ai đáng bị thương hại” – CSR là một cách đúng đắn để yêu thương con người và thiên nhiên với sự hiểu biết sâu sắc và hành động có chiến lược.
—
Tác giả:
Vương Thu Nguyệt (Nina)
Giám đốc Điều hành của Hiệp hội Doanh nghiệp Canada tại Việt Nam (CanCham)
—
Xem thêm:
“Sớm Bảo Vệ, Tự Tin Sống” – Cùng BCNV “góp ô” xây Thư viện tóc