Tìm kiếm

Tôi có cả cuộc đời phía trước

Bị chuẩn đoán ung thư vú giai đoạn cuối khi đang trong năm tháng tuổi hai mươi, Kris Hallenga biết chắc rằng căn bệnh này không còn được xem như thứ chỉ gây ra ở người già. Thông qua tổ chức từ thiện của mình, CoppaFeel!, Kris đang ngày đêm đấu tranh nhằm nâng cao nhận thức về ung thư vú trong giới trẻ.

 

“Tôi không nghĩ là mình có thể quên được từng chi tiết dù là nhỏ nhất trong ngày hôm đấy”,  Kris Hallenga nói. “Thời tiết rất đẹp. Tôi có thể nhớ chính xác mình đã mặc gì – chiếc váy ngắn này cùng với quần tất. Mẹ tôi bảo trông nó quá ngắn nhưng dù sao đi nữa thì tôi vẫn cứ mặc nó.

 

Kris Hallenga xinh đẹp tuổi đôi mươi (Ảnh Google) 

 

Bác sĩ vừa mới bước vào căn phòng nhỏ nhắn này và sau một hồi vòng vo, đã phải thốt ra sự thật rằng tôi mắc ung thư vú”, Hallenga chia sẻ. Một tuần sau chuẩn đoán, kết quả từ máy quét cho thấy ung thư đã di căn đến tận xương sống của cô ấy. Lúc đó là 5 năm về trước, khi Hallenga mới 23 tuổi. “Tôi đã mắc ung thư giai đoạn bốn, thậm chí còn không có giai đoạn năm. Tôi biết là thuốc điều trị có thể vô tác dụng bất cứ khi nào, vậy nên kể từ đó tôi biết rằng tôi có cả cuộc đời phía trước”.

Việc phân đoạn ung thư vú nhằm cho phép các bác sĩ miêu tả lại kích cỡ của khối u và mức độ di căn của bệnh. Ở giai đoạn một, ung thư thường có kích thước nhỏ và nằm trọn trong khu vực khởi phát. Cho đến giai đoạn bốn, ung thư sẽ phát triển ở bất kì kích thước nào và di căn lan ra các khu vực khác trên cơ thể.
Hellenge hiểu ra cô đã ở trong giai đoạn di căn (ung thư giai đoạn trễ muộn) trong một chuẩn đoán vốn đã quá trễ so với bệnh tình của mình vào năm 2009. “Đó thực sự là cái kết của sự ngây ngô dại khờ”, Jane – mẹ cô chia sẻ. “Đột nhiên bạn hiểu ra và bắt đầu đấu tranh chống lại những gì đổ lên bạn, chính là số phận này.”
Hallenga cho biết cô sẽ không bao giờ biết được liệu mình có thoát khỏi ung thư vú hay không nếu như bệnh tình cô được phát hiện sớm hơn.
(Trong hình: Kris Hallenga trải qua xạ trị cho một khối u ở não – Ảnh BBC)
Ung thư vú đã di căn đến cả xương chậu, gan và vùng hông và cô ấy còn có một khối u ở não. Cô phải đến viện nhiều lần trong tháng, chụp máy quét mỗi ba tháng một lần và phải dùng rất nhiều loại thuốc để làm chậm quá trình di căn của bệnh. “Khi bị chuẩn đoán bệnh, tôi đã đọc thấy tuổi thọ dự kiến của tôi chỉ kéo dài thêm 2 năm rưỡi nữa thôi. Nhờ có nỗ lực điều trị, tôi vẫn ở đây, ngay phút giây này – 5 năm sau đó, nhưng căn bệnh ung thư theo đó vẫn còn trong cơ thể.” Hallenga nói.
Cô ấy muốn chắc rằng những thanh niên khác nên được chỉ bảo cách phát hiện các dấu hiệu cảnh báo sớm về căn bệnh này và cần kiểm tra vú của bản thân thường xuyên. Một tháng sau chuẩn đoán bệnh, Hallenga đã thành lập tổ chức từ thiện với tên gọi CoppaFeel! cùng với người chị em gái song sinh của mình, Marren, nhằm giúp nâng cao nhận thức ở các trường học và lễ hội âm nhạc về tầm quan trọng của việc chuẩn đoán bệnh sớm.
Kris (bên trái) cùng một người bạn
trong một chiến dịch nâng cao nhận thức về ung thư vú cho giới trẻ 
Nguy cơ mắc Ung thư vú trước 30 tuổi vào khoảng 0.05% hay nói cách khác là 1 trong số 2,000 người nhưng nguy cơ này sẽ tăng lên đến 1 trong số 50 người hoặc 2% với ung thư vú trước 50 tuổi. Một phần ba số phụ nữ bị chuẩn đoán mắc ung thư vú ở Anh (England) ở độ tuổi trên 70.
Mặc dù nguy cơ ung thư vú tăng dần theo tuổi tác, nhưng những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng các loại ung thư vú bị chuẩn đoán ở người trẻ dường như có sức tàn phá lớn hơn. Vì thế nên tỉ lệ sống sót ở bệnh nhân ung thư vú trẻ tuổi thì thấp hơn so với tỉ lệ này ở các nhóm tuổi 50 hay 60.
Từ năm 2005 đến 2009, có 90% phụ nữ ở Anh trong độ tuổi 50-69 đã sống sót qua 5 năm kể từ khi phát hiện bệnh, trong khi đó con số này chỉ là 84% đối với nhóm phụ nữ trong độ tuổi 15-39. Chuẩn đoán bệnh càng sớm thì khả năng ung thư di căn ra các bộ phận khác càng thấp. Chỉ có khoảng 10% bệnh nhân nữ ở giai đoạn bốn (giai đoạn khối u di căn trễ muộn) có khả năng sống thêm trên 10 năm, trong khi đó con số này lên đến 85% phu nữ ở giai đoạn một của ung thư vú.
Kris lạc quan trong khi truyền hóa chất  (ảnh Google)
Những phụ nữ trẻ bị chuẩn đoán bệnh muộn qua giới thiệu thường liên lạc với Hallenga nhờ cô cho lời khuyên và sự hỗ trợ. Cô ấy tự coi bản thân mình đang lên tiếng cho những con người đồng cảnh ngộ. Tuy nhiên, gia đình của cô đôi khi chỉ mong muốn cô ấy dành chút thời giờ nghỉ ngơi. “Em ấy như một nữ siêu nhân trên trái đất này đang cố gắng cứu lấy những mạng sống và nỗ lực đánh bại căn bệnh ung thư này” Marren, chị gái cô chia sẻ. “Tôi nghĩ đôi lúc em ấy chỉ cần khóc than hoặc giận ghét căn bệnh này.”
Theo như lời của Kris Hallenga, sẽ không bao giờ có được thời gian nghỉ ngơi thực sự khi ở trong giai đoạn cuối của ung thư. “Bạn không bao giờ tiên đoán được điều gì sẽ xảy ra từ ngày này sang ngày khác, bạn không bao giờ có thể nói: “Ừ, mình ổn, bệnh tình mình có thuyên giảm”. Không có bất kì điều gì trong số đó là khả thi cả.” Hallenga nói.
Tuy nhiên, cô ấy đang làm hầu hết tất cả mọi điều trong cuộc sống của mình và cô ấy chia sẻ rằng mỗi ngày cô ấy tận hưởng và biết ơn vì nó là ‘một tầng lớp nữa của sự chấp nhận’
“Tôi thực lòng mong ước và thích được nghĩ rằng tôi có thể vẫn có được sự trân trọng cuộc đời như thế này ngay cả khi nếu tôi không mắc ung thư vú, nhưng suy nghĩ này chỉ làm cho mọi thứ trở nên quan trọng hơn cả.”
Khi cô nói về những dòng tin trên mạng xã hội Twitter, cô không muốn bản thân được miêu tả ví như bất kì ai đang ‘chiến đấu’, ‘chịu đựng’ hay ‘chống chọi’. Cô ấy muốn được biết đến như ‘đơn giản là đang sống’ hơn.
 
Theo BBC Health
Phạm Lê Thảo Duyên dịch
BCNV 3/2014