Từ ngày vào bệnh viện, tôi còn thấy viện vui hơn nhà. Rất nhiều người đều hỏi sao tôi có thể cười vui cả ngày như vậy. Có lẽ chính việc phải vật lộn với tật nguyền từ nhỏ đã giúp tôi tỉnh táo và giữ tinh thần như vậy.T ôi nói: Phải cười, phải hát để cho qua cơn đau. Tôi vẫn phải sống vì tôi còn 1 nguyện vọng là đưa được hài cốt liệt sĩ của anh tôi tại TP Hồ Chí Minh trở về nhà.
Tôi là Đào Thị Huệ, quê ở Vũ Thư, Thái Bình. Cha mẹ tôi mất đã lâu. Hai người anh trai và em trai tôi cũng không còn. Giờ chỉ còn một cô em gái tên là Hoa. Tôi phát hiện mình bị u xơ tuyến vú từ năm 2005. Ban đầu là do tôi thấy mình có hạch nên đi bệnh viện kiểm tra. Nghe bác sỹ nói là bị u xơ lành tính, tôi cũng yên tâm màu ống thuốc và đi khám định kỳ theo chỉ định của bệnh viện. Trong 1 lần khám, bác sĩ bảo sẽ chuyển tôi lên bệnh viện trung ương vậy mà tôi còn chẳng biết nó ở đâu, chữa bệnh gì. Nghe tin, em gái tôi khóc òa lên bởi chính nó mới biết đó là bệnh viện K, là bệnh viện ung thư, còn tôi lúc ấy chỉ cười… Năm đó chính tuổi đẻ của tôi là 64 tuổi.
Cùng năm đó, tôi phẫu thuật cắt 2 bên vú. Được thông báo là không phải truyền hóa chất, chỉ cần phải uống thuốc nội tiết.Tôi vui vẻ trở về. Được 1 thời gian, tôi sút cân rồi thấy mình đau nhức, tôi đi khám thì đã biết bệnh di căn vào xương. Sau đó, tôi “chuyểnnhà” tới Bệnh viện tính đến nay đã được hơn hai năm. Tất cả vật dụng cá nhân, quần áo, đồ đạc đều được gói ghém trong mấy thùng giấy để ở đây.
Hai năm điều trị ở bệnh viện, cũng nhiều đêm tôi khóc thầm. Nhiều khi tôi đau rời rụng chân tay nhưng tôi luôn cố gắng tự động viên chính mình cho qua những cơn đau. Gặp được những chị em cùng cảnh như mình, tôi luôn cố gắng giúp đỡ động viên họ. Nhiều chị em nhờ có những câu nói của tôi mà đã ổn định được tinh thần để mà chữa bệnh. Cónhữngngười 82, 94 tuổi mà họ vẫn mơ ước sống để chữa bệnh. Thế nên chị em chúng tôi sẽ cố gắng vượt lên chính mình để vượt qua bệnh tật.
Nỗi lo lắng lớn nhất trong ngày nhập viện là “Lấy đâu ra tiền để chữa bệnh?”.Chưa tính tiền thuốc men, điều trị, chỉ riêng tiền đi lại từ quê ra viện: mỗi chặng đi về, tiền ô tô hai chiều hết 170.000đ, tiền xe ôm ra bến xe và trở lại bệnh viện là 130.000đ, tổng cộng là 300.000đ. Trong khi đó, tiền hỗ trợ khuyết tật của tôi chỉ vỏn vẹn 180.000đ; nhà lại làm ruộng nên cũng không có đồng ra đồng vào. Đấy cũng là lý do tôi xin điều trị nội trú để tiết kiệm tiền đi lại. Rất may là có các hoạt động từ thiện của chùa Linh Sơn, dự án Đồng cảm, quỹ Ngày mai tươi sáng,… mà tôi và nhiều bệnh nhân khác có được những bữa cơm miễn phí, những khoản tiền để tiếp tục chữa bệnh,…
Từ ngày vào bệnh viện, tôi còn thấy viện vui hơn nhà. Rất nhiều người đều hỏi sao tôi có thể cười vui cả ngày như vậy. Có lẽ chính việc phải vật lộn với tật nguyền từ nhỏ đã giúp tôi tỉnh táo và giữ tinh thần như vậy.T ôi nói: Phải cười, phải hát để cho qua cơn đau.
Tôi vẫn phải sống vì tôi còn 1 nguyện vọng là đưa được hài cốt liệt sĩ của anh tôi tại TP Hồ Chí Minh trở về nhà.
Ghi chép lại câu chuyện: chị Vũ Thị Hương Giang (1987)