Ăn gì luôn là một vấn đề làm đau đầu những phụ nữ mắc ung thư vú trong và sau quá trình điều trị. BCNV xin giới thiệu một bài dịch từ trang web www.foodforbreastcancer.com để trả lời cho câu hỏi “Nếu bạn mắc ung thư vú thể ER+/PR+, bạn nên cân nhắc, lựa chọn thực phẩm như thế nào để điều trị đạt kết quả tốt nhất?”
Ung thư vú dương tính với thụ thể nội tiết có cả thụ thể dương tính với estrogen (ER+) và progestron (PR+) trong khối u. Tới hai phần ba ung thư vú xâm lấn được phân loại là dương tính với thụ thể nội tiết hoặc ER+/PR+. Các hợp chất kiểm soát sự bộc lộ ER hoặc PR, đối nghịch với sự sản sinh estrogen trong cơ thể (tức là các chất ức chế aromatase) hoặc ức chế estrogen đính vào các thụ thể estrogen (ví dụ tamoxifen), là vài trong số các hợp chất được sử dụng để điều trị thể ung thư vú này. Khối u có nhiều thụ thể estrogen có tiên lượng tốt hơn là khối u có ít thụ thể estrogen hơn.
Ăn ít nhất tổng là năm phần rau và hoa quả một ngày cộng với tập luyện đều đặn có thể làm giảm rủi ro tái phát ung thư vú ER+/PR+. Các thực phẩm và gia vị nào đấy có hiệu quả đặc biệt trong ức chế sự tăng trưởng của tế bào ER+/PR+, sự tăng sinh tế bào và thúc đẩy sự chết tế bào theo lập trình. Chất xơ ăn được cũng có thể làm giảm rủi ro ung thư vú ER+/PR+. Mặt khác, một số thực phẩm và thực phẩm bổ sung dường như rất hay gây nguy cơ cho bệnh nhân ung thư vú ER+/PR+.
Thực phẩm và gia vị có thể làm giảm rủi ro ung thư vú thể ER+/PR+
Các thực phẩm và gia vị dưới đây có thể làm giảm rủi ro ung thư vú thể ER+/PR+ hoặc có chứa lượng vi chất dinh dưỡng hữu ích có thể làm giảm rủi ro ung thư vú.
Táo, rau họ cải, rau húng quế, ớt chuông, hạt tiêu đen, quả mâm xôi, quả việt quất, quả mâm xôi lai (boysenberry), gạo lức, kiều mạch, bắp cải, súp lơ xanh, cải thảo, cà rốt, súp lơ trắng (bông cải trắng), thịt gà hữu cơ, cần tây, quả cherry, quả cherry chua, quả nam việt quất, các loại đậu hạt khô, trứng gà (hữu cơ), tỏi, nho đỏ, cá mòi, ớt cay, cá hồi hồ, rau diếp, quả lựu, bí ngô, quả mâm xôi, hoa nghệ tây, cá hồi sống trong tự nhiên, các trích, tảo biển, rau cải bó xôi, cá thu, rau mù tạc, dầu ô liu, rau mùi tây, cà chua, thịt gà tây (hữu cơ), nghệ, củ cải đỏ, hạt óc chó, rau cải xoong (xà lách xoong), dưa hấu, quả bí ngòi. Dầu ô liu và hạt tiêu đen được đưa vào danh sách này do cả hai đều làm tăng khả năng hấp thụ beta-caroten từ các thực phẩm khác.
Thực phẩm và thực phẩm chức năng làm tăng rủi ro ung thư vú thể ER+/PR+.
Dầu ô liu và hạt tiêu đen được đưa vào danh sách này do cả hai đều làm tăng khả năng hấp thụ beta-caroten từ các thực phẩm khác.
Thực phẩm và thực phẩm chức năng làm tăng rủi ro ung thư vú thể ER+/PR+
Các thực phẩm và thực phẩm chức năng sau có thể làm tăng rủi ro ung thư vú thể ER+/PR+: Rượu, rễ hoàng kỳ, thịt ba chỉ muối và thịt đã qua chế biến khác, thịt bò, trà đen, dầu ngô, thực phẩm chức năng có axit folic, genistein, thịt cừu, thịt lợn, trà linh chi, dầu nghệ tây, dầu đậu tương, chất phân lập từ đậu tương, dầu hướng dương, thịt nấu chín kỹ hoặc thịt hoặc cá rán.
Sử dụng thuốc trị bệnh tim digoxin (digitalis) có thể làm tăng rủi ro ung thư vú thể ER+.
Người dịch Hoàng Thị Thu Hà
BCNV 2/2014
BCNV cố gắng hết sức trong khả năng có thể để cung cấp những thông tin đáng tin cậy nhất cho những người Việt Nam không may mắc ung thư vú.
Tuy nhiên BCNV không thể đảm bảo hay chịu trách nhiệm hay nghĩa vụ pháp lý về tính cập nhật hay hoàn chỉnh của những thông tin này, cũng như không chịu trách nhiệm về các mất mát, tổn thương nếu có khi sử dụng thông tin trong bài viết. Tuy vậy, BCNV chào đón và trân trọng mọi góp ý mang tính xây dựng từ chuyên gia, bác sĩ, người bệnh và những người có quan tâm để bài viết chuẩn mực và có giá trị khoa học để phục vụ tốt hơn nữa cho phụ nữ mắc ung thư vú, những người bị ảnh hưởng liên quan và nâng cao nhận thức cho cộng đồng.
Chúng tôi luôn khuyến nghị người bệnh trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về các quyết định trong quá trình điều trị của mình.