Tìm kiếm

Phù mạch bạch huyết ở phụ nữ mắc ung thư vú

Sau điều trị ung thư vú bằng phẫu thuật hay xạ trị hay cả hai phương pháp, nếu như cánh tay của bạn có triệu chứng sưng lên có thể kèm theo tấy đỏ hoặc không, mặc áo có cảm giác chật hơn so với bình thường… nghĩa là bạn đang bị phù nề mạch bạch huyết, ở mức độ nhiều hơn còn gọi là chứng phù tay voi.

Phù mạch bạch huyết là gì? 

Trước tiên bạn sẽ cần biết hạch bạch huyết là gì. Hạch bạch huyết là những nơi có chứa tế bào bạch cầu, phân bổ khắp trên cơ thể (có thể sờ thấy trên bề mặt da hoặc nhiều hạch ẩn sâu trong cơ thể không thể sờ thấy), có tác dụng chống lại và loại bỏ các vi rút, vi khuẩn gây hại cho cơ thể 1.

Nếu như các hạch này bị tổn thương hoặc bị loại bỏ khỏi cơ thể, dẫn tới các triệu chứng sưng gọi là chứng phù hạch bạch huyết.

Ung thư vú và chứng phù bạch huyết

Khi các tế bào ung thư di căn sẽ thường lan tới các hạch bạch huyết ở khu vực nách, và nếu như những hạch này có chứa tế bào ung thư thì chúng cần phải được loại bỏ.

Chứng phù mạch bạch huyết có thể xảy ra nếu: 

  • Bạn đã phẫu thuật ung thư vú và nạo vét các hạch bạch huyết;
  • Bạn đã dừng xạ trị ở khu vực nách;
  • Bạn vừa phẫu thuật nạo vét hạch và xạ trị (cả hai yếu tố trên);
  • Bạn bị quá cân hoặc béo phì2
  • Khu vực phẫu thuật vú vị viêm2.

Dấu hiệu & triệu chứng3:

Chứng phù bạch huyết có thể xảy ra chỉ một vài ngày sau phẫu thuật, cũng có thể là một vài năm sau đó, và cũng có trường hợp mắc chứng sưng hạch bạch huyết đã kết thúc quá trình điều trị sau nhiều năm2. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể xuất hiện trên khu vực tay và cánh tay:

  • Sưng ở cánh tay hoặc bàn tay (có thể nhận ra khi đeo đồng hồ hoặc nhẫn thấy chật hơn thường lệ);
  • Nhức và đau;
  • Có nhiều vùng sưng đỏ.
  • Cảm giác các vùng da trở nên căng hoặc da dày hơn.
  • Cổ tay, cánh tay kém hoạt bát hơn.

Cách giảm thiểu triệu chứng:

  • Nếu bị côn trùng cắn vào bên tay (bị nạo vét hạch bạch huyết) hãy dùng các loại thuốc xịt trị côn trùng cắn, đặc biệt không gây ngứa;
  • Chăm sóc, bảo vệ vùng da bàn tay, cánh tay như khi đi ra nắng, tránh bị cắt hay bị trầy xước (chăm sóc cẩn thận và ngay lập tức nếu bị thương ở khu vực này);
  • Đeo găng tay khi rửa chén bát hoặc khi làm vườn;
  • Tăng cường tập thể dục;
  • Tập vật lý trị liệu (bài tập phục hồi chức năng dành riêng cho người phẫu thuật u vú) – bài tập nên duy trì tập luyện hằng ngày.https://youtu.be/ArTMY_wi_I8

Một số yếu tố tăng nguy cơ:

  • Sử dụng và vận động quá nhiều bên tay đã phẫu thuật nạo vét hạch;
  • Để bên cánh tay bị quá nóng;
  • Sử dụng tắm nóng (tắm spa);
  • Mặc áo lót, quần áo, đeo đồng hồ deo tay quá chật;
  • Thói quen ngồi nhiều, ít vận động;
  • Nâng nhấc vật nặng (bằng bên tay đã phẫu thuật vét hạch);

Mẹo nhỏ:

  • Mang, vác túi xách, hành lý bằng bên tay còn lại (nên sử dụng các hành lý, túi xách có bánh xe đẩy);
  • Luyện tập nhẹ nhàng, và đều đặn bài tập hướng dẫn phục hồi chức năng sau phẫu thuật ung thư vú;
  • Chăm sóc da;
  • Đeo các loại băng tay chống sưng phù;
  • Trao đổi với bác sĩ chuyên môn, bác sĩ điều trị của mình.

_BCNV’s team_ (tổng hợp và biên dịch)

Bác sĩ Nguyễn Hữu Hòa – cố vấn chuyên môn tham gia hiệu đính

Nguồn:

1https://www.breastcancer.org/treatment/lymphedema

2https://ww5.komen.org/BreastCancer/Lymphedema.html

3https://www.webmd.com/breast-cancer/side-effects-lymphedema#1

4https://www.lymphoedema.org.au/about-lymphoedema/what-is-lymphoedema/